2011年5月28日星期六

Ẩm Thực Hạ Long

Canh ngán nấu với mùng tơi

Canh ngán mùng tơi là món ăn của người Quảng Ninh, nó mang hương vị đặc biệt của quê hương. Cách làm món ăn này cũng rất đơn giản chỉ cần vài phút là xong món canh đơn giản mà ngon này. Mồng tơi rửa sạch, xắt nhuyễn, ngán cạy lấy thịt và nước ngán nấu sôi khoảng 1 tô nước, chờ nước sôi già, cho rau mồng tơi vô, nêm nếm vừa ăn, đợi nước sôi trở lại, cho ngán và nước ngán vô, tắt bếp, ăn nóng.




Hạ Long với ốc xào tương ớt

Biển Hạ Long có nhiều loại ốc: ốc đĩa, ốc tù và, ốc tai tượng… Mỗi loại ốc có cách chế biến riêng, có vị ngon riêng. Món ốc đĩa xào tương ớt vẫn hấp dẫn hõn cả, được các giới, từ người già đến phụ nữ trẻ em cho đến những tay sành điệu ãn nhậu đều ưa chuộng.
Ốc đĩa nhỏ con, mình dẹp nên gọi là ốc đĩa. Ốc đĩa được rửa sạch cho vào nồi, không cho nýớc, nêm tương ớt rồi đem đun sôi.
Gọi là xào nhưng không cho mỡ, chỉ rắc thêm lá chanh thái nhỏ. Ốc xào bốc hõi nghi ngút, mùi thõm nồng đượm, ốc ngả màu hồng điểm chấm đỏ, chấm vàng trông thật đẹp mắt. Ốc đĩa xào ãn giòn, ngậy, cay cay, điểm thêm hương vị của dấp cá, lá thõm càng thêm hấp dẫn. Ốc đĩa thường dùng để ãn chơi, uống với bia rất hợp.

Rượu nếp ngâm Hoành Bồ ở Hạ Long

Rượu được chế tạo từ gạo nếp đặc sản của địa phương. Gạp nếp không giã, được nấu chín đưa vào ủ. Khi đã lên men và đến độ ngấm thì người ta cho vào ngâm với thứ men lá lấy từ trong rừng Hoành Bồ, sau một thời gian chuyển thành rượu, rượu được chắt ra đựng vào lọ, hũ để uống dần, mỗi bữa một vài chén. Khi có khách thì mang cả hũ ra đãi khách. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ có vị chua, ngòn ngọt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, giải khát rất tốt, nhất là vào mùa hè.



Món mực hấp ổi

Các món ăn chế biến từ mực là món ngon, mát và chứa đầy chất dinh dưỡng của đạm.Thuộc họ nhà bạch tuộc, ruốc biển có tính giòn, ngọt, khi chế biến thành món ăn rất có sức hấp dẫn. Mực hấp vị ổi nổi bật bởi hương ổi đặc trưng cùng vị biển hòa quyện.
Đây là món ăn do chính đầu bếp của nhà hàng sáng tạo đồng thời rất được khách hàng ưa chuộng. Bỏ một chút thời gian để tỉa hoa, trình bày đĩa mực sẽ trở nên hấp dẫn vô cùng.

Tôm hùm Hạ long

Tôm hùm thì có ở rất nhiều nơi nhưng tới Quảng Ninh mà thưởng thức trong lúc lênh đênh trên Vịnh Hạ Long vào những đêm hè thì chắc chắn không có nơi nào có được.
Tôm hùm có nhiều loại trọng lượng khác nhau, tuỳ theo số lượng khách mà nhà hàng có thể phục vụ. Giá cả cũng tương đối dễ chịu dao động từ 1,2 đến 2 triệu đồng/kg.
Các món ngon có thể chế biến được từ tôm hùm thì có rất nhiều, nhưng nếu là dân biển thì chỉ có mấy món là sở trường như:
1. Tiết canh tôm hùm

2. Tôm hùm rang muối
3. Tôm hùm hấp
4. Gỏi tôm hùm

5. cháo tôm hùm

2011年5月27日星期五

Ẩm thực Việt Nam - Đặc điểm chung


Đặc điểm chung

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua,ốc, hến, trai, sò v.v. Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba... thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có các sư sãi trong các đền/chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.
Ẩm thực Việt Nam còn đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v.; gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng,chanh quả hoặc lá non; các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa v.v. Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển", như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị "nước mắm". Nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Ngoài ra còn có các loại nước tương, tương đen (là từ đậu nành). Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm, từ xưa đến nay làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc trưng hơn và biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt.
Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật v.v). Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ thân, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này càng ngày càng phai nhòa và trở nên ít bản sắc trong thời hội nhập.
Theo ý kiến của tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, cho rằng ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:

1. Tính hòa đồng đa dạng

Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

2. Tính ít mỡ

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

3. Tính đậm đà hương vị

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

4. Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

5. Tính ngon và lành

Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Việt. Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…

6. Tính dùng đũa

Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.

7. Tính cộng đồng

Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.

8. Tính hiếu khách

Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

9. Tính dọn thành mâm

Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.